Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến thứ hạng SEO của bạn. Bạn có thể tối ưu hết các yếu tố đó hoặc cũng có thể chỉ cần tối ưu một vài yếu tố thôi nhưng các yếu tố đó tốt vượt bật so với đối thủ thì thứ hạng SEO của bạn vẫn có thể tăng.
Tuy nhiên, chỉ cần bạn để 1 yếu tố bị lỗi thôi mà nó lại là yếu tố về kĩ thuật thì rất dễ dẫn đến kết quả thậm tệ. Nghĩa là bạn có thể chọn một vài yếu tố để tối ưu, các yếu tố còn lại thì chỉ cần chuẩn tí là được nhưng không được để 1 yếu tố nào đó bị lỗi mà đặc biệt đó lại là yếu tố kĩ thuật. Và dưới đây chính là một số lỗi kĩ thuật thường gặp mà bạn phải tránh.
10 lỗi kĩ thuật trong SEO mà bạn tuyệt đối phải tránh và cách khắc phục
Đây là những lỗi kĩ thuật trong thường gặp mà Ecosu.net đã tổng hợp.
1.Tốc độ tải trang chậm
Khách hàng không có quá nhiều thời gian chờ đợi để được đọc nội dung bài viết của bạn nên nếu thời gian quá lâu mà website của bạn vẫn chưa tải xong, chưa hiển thị nội dung thì họ sẽ out ngay. Chúng ta đã làm mất thời gian của họ.
Đây là điêu tối kị của website bởi khách vào website không đọc được gì cả sẽ làm họ bực bội, mất cảm tình với web mà nguy hại hơn đó là bị Google loại khỏi top thẳng cẳng.
Cách khắc phục: Tối ưu lại dung lượng hình ảnh, nâng cấp hosting, xem lại Javascript and CSS, bỏ bớt các tính năng không cần thiết,…Bạn nên check website trên các trang như: Page Speed Insight hay GTMetrix ở đó sẽ chỉ lỗi làm website bạn chậm và bạn chỉ cần tối ưu lại các lỗi đó là xong.
2.Cấu trúc URL lộn xộn
Với một website có rất ít bài viết hoặc sản phẩm thì cấu trúc URL không phải là vấn đề gì nghiêm trọng nhưng với một website có hàng nghìn bài viết và sản phẩm thì lại là câu chuyện khác.
Việc tạo một cấu trúc URL rõ ràng, lớp lang sẽ giúp cho Google dễ dàng hiểu được nội dung của bạn, người dùng nhìn vào URL cũng phân loại được bài viết cũng như dễ tracking nội dung từ bài này qua bài khác.
Một cấu trúc URL lộn xộn sẽ khiến Google hiểu nhầm nội dung bài viết hoặc sẽ đánh giá bài viết đó không rõ ràng về nội dung gây nguy hại cho SEO.
Cách khắc phục: Lập sơ đồ cấu trúc danh mục ngay từ đầu, sử dụng các plugin tạo breadcrumbs thân thiện.
3.Các thẻ tiêu đề và metadescription thiếu hoặc cấu trúc chưa tối ưu
Các thẻ tiêu đề và metadescription là vô cùng quan trọng và bắt buộc phải có đầy đủ đồng thời phải được tối ưu theo đúng chuẩn hiển thị Google bởi các thẻ này chính đánh dấu các nội dung chính của bài viết với Google, giúp cho Google hiểu rõ bài viết của mình.
Với thẻ tiêu đề, ta không bao giờ được bỏ sót thẻ H1 bởi nó là cực kì quan trọng. Mỗi trang web chỉ có duy nhất một thẻ H1 và phải lồng từ khóa chính của bài viết vào thẻ này.
Các thẻ H2, H3,…cần phân cấp một cách rõ ràng theo cấu trúc “mẹ con”. Chẳng hạn các thẻ con H2 bổ trợ cho thẻ mẹ H2, các thẻ con H3 bổ trợ cho thẻ mẹ H2,…và mỗi thẻ mẹ sẽ có từ 2 thẻ con trở lên.
Với thẻ Description, đây chính là đoạn mô tả sẽ được Google bốc để hiển thị trên kết quả tìm kiếm và nó phải chứa từ khóa. Đông thời, đoạn mô tả trong thẻ này phải thực sự hấp dẫn để thu hút người dùng click vào. Đoạn thẻ này cho phép số lượng kí tự nhất định nếu viết dài quá sẽ không được hiển thị đầy đủ trên Google.
Cách khắc phục: Cài extension SeoQuake trên trình duyệt sau đó dùng nó để check lại trang website.
4.Chèn các Internal Link không liên quan
Internal link là các liên kết nội bộ trong website với mục đích là dẫn người dùng đến một bài viết khác để tìm hiểu. Và khi người dùng click vào internal link để đến bài viết khác thì ta lại được một công đôi chuyện: vừa tăng tương tác khách hàng trên trang hiện tại vừa giúp giữ chân khách hàng trên website được lâu hơn.
Tuy nhiên, nên chèn internal link phải lưu ý là chèn đúng link, tức là link của landing page phải có nội dung đúng hoặc tương đồng với anchor text vì nếu chèn sai sẽ khiến người xem không đến được nội dung họ mong đợi, nghĩa là chúng ta đang lừa lọc người dùng, họ sẽ out ngay landing page khiến giá trị landing page bị Google hạ thấp.
Chẳng hạn bạn muốn chèn vào anchor text “vật phẩm phong thủy” trong câu: …Những “vật phẩm phong thủy” từ đá thiên nhiên được phong thủy Hàn Long phân phối khắp toàn quốc…thì landing page chèn vào có thể là link danh mục vật phẩm phong thủy. Nếu bạn dùng một landing page không liên quan như danh sách cửa hàng phong thủy trên toàn quốc để chèn vào thì sẽ gây hậu quả tai hại.
Thông thường lỗi chèn sai internal link là do ta thường không để ý nên copy nhầm là chủ yếu chứ ít ai cố ý chèn internal link không liên quan.
Cách khắc phục: sau khi đăng bài xong nên click vào những internal link này để check lại lần nữa.
5.External Link quá nhiều và trỏ đến site xấu
Ngược lại với internal link đó chính là External Link hay còn gọi là link out tức link trỏ về một trang khác không thuộc website của mình. Về nguyên tắc thì hạn chế link out và nếu có dùng thì phải trỏ về những trang phải cực kì uy tín.
Trong quá trình tối ưu website rất ít khi ta chủ động chèn link out mà thường là do ta vô tình. Đó là khi lên bài viết ta đi copy từ một trang khác và vô tình copy dính link của trang đó.
Cách khắc phục: thường khi đã chèn link thì sau khi đăng bài viết anchor text đó sẽ chuyển màu xanh và có underline bên dưới nên rất dễ nhìn thấy. Còn nếu không bạn có thể dùng SeoQuake để check lại trang.
6.Lỗi 404 (page not found) quá nhiều
Khi có một backlink ở một website khác trỏ về một trang nào đó thuộc website bạn (ví dụ trang sản phẩm) nhưng link của trang trên website bạn bị mất đi (do sản phẩm đó bị bạn xóa hoặc bị bạn đổi link) thì website báo lỗi 404 (page not found). Người đọc khi vào baclink này để vào xem sản phẩm của mình thì bị báo lỗi 404 link không tồn tại và tất nhiên là không xem được sản phẩm.
Lỗi này gây khó chịu cho người dùng và nếu bị nhiều quá sẽ làm website bạn mất uy tín trong mắt Google.
Cách khắc phục: sử dụng redirect 301 hoặc 302 để chuyển hướng đến một link khác còn tồn tại.
7.Trang web bị chặn bởi tệp robots.txt
Tệp robots.txt được dùng điều chỉnh cách con bot Google hay một công cụ tìm kiếm nào đó index, truy cập hay thu thập dữ liệu trên web. Nếu tệp này sử dụng không đúng có thể chặn bot tìm kiếm của google vào một trang nào đó hay toàn bộ website. Mà con bot Google không vào được trang web nào thì trang web đó sẽ không được hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
Cách khắc phục: nếu không rành về kĩ thuật thì tốt nhất đừng sử dụng tệp này.
8.Trang web không index
Trang web không được index thì dĩ nhiên không thể hiển thị trên các công cụ tìm kiếm. Có nhiều nguyên nhân gây ra mà việc bạn chặn nó ở tệp robots.txt là một trong số đó. Và nhiều khi, sau khi đăng bài mà bạn không khai báo link bài viết với công cụ tìm kiếm thì có khi nó cũng không được index hoặc phải một thời gian rất lâu nó mới index.
Cách khắc phục: Sau khi đăng bài nhớ khai báo link bài viết trong Google Search Console, đồng thời ít ngày sau đó phải check lại xem link đã được index chưa.
9.Lỗi trùng lặp nội dung
Một trong những lỗi vô cùng nguy hại đó chính là lỗi nội dung bị trùng lặp. Với 2 trang web có nội dung giống nhau gần như hoàn toàn thì Google biết bốc trang nào để hiển thị cho người search…và cuối cùng thì nó không lấy trang nào hết hoặc bốc đại một trang mà nó thích mặc dù trang đó mình không mong muốn được hiển thị.
Mặc dù biết là trùng lặp nội dung là tai hại nhưng một số trường hợp ta vẫn phải chấp nhận trùng lặp nội dung giữa các link. Chẳng hạn bạn có 3 link web cho các phiên bản trên PC, Mobile, AMP; cùng một nội dung nhưng tạo ra các link khác nhau dùng để đo lường các chiến dịch quảng cáo (thường các link này được gắn đoạn mã tag tracking sau cùng); nội dung bài viết phân phối như nhau trên cả tên miền chính và tên miền phụ; …
Cách khắc phục: Sử dụng các thẻ Canonical để đánh dấu cho Google biết link nào là link trang gốc trong các link có cùng nội dung.
10.Chưa có bảo mật SSL
SSL là một tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu website trên thế giới hiện nay. Nó đảm bảo thông tin truyền qua lại giữa trình duyệt người dùng và máy chủ website được bảo mật toàn vẹn. Do đó, Google sẽ rất khoái các website có chứng chỉ SSL này và gần như sẽ là bắt buộc bởi hiện nay muốn chạy quảng cáo Google thì website phải cài SSL.
Cách khắc phục: nếu chưa có thì liên hệ kĩ thuật để cài thôi.
Trên đây là những lỗi kĩ thuật SEO phổ biến mà bạn tuyệt đối cần phải tránh. Hãy nhanh chóng khắc phục nó dựa theo hướng dẫn của Ecosu.net trước khi tiến hành các bước tiếp theo của SEO.
Xem thêm: