Marketing Google gồm những công cụ gì và chúng lợi hại như thế nào ?

Trong bộ Digital Marketing thì Google là kênh lâu đời nhất … và cũng “khổng lồ” nhất. Thời gian qua cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội đã khiến cho các doanh nghiệp “chúi đầu chúi mũi” vào các kênh như Facebook, instagram, Tiktok, Zalo… mà quên mất cụ ông Google khổng lồ này.

Tất nhiên Mạng Xã Hội đang là trend mà đã là trend thì phải theo nhưng theo trend mà lửng luôn một nền tảng khổng lồ, lâu đời và cực kì hiệu quả như Google thì quả là không nên tí nào.

Vậy rốt cuộc Marketing Google lợi hại như thế nào và làm cách nào để khai thác Marketing Google hiệu quả  hãy cùng Ecosu.net tìm hiểu.

Marketing Google là gì ?

Marketing Google đơn giản là hoạt động sử dụng các công cụ của Google để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn, mang sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng từ đó làm tăng doanh số của doanh nghiệp. Mà những công cụ của Google cung cấp thì tuyệt vời “ông mặt trời”.

Chúng ta ngày nay tập trung quá nhiều cho Facebook hoặc thậm chí cho instagram, Tiktok, Zalo nhưng đây là những kênh marketing online khá mới mà những gì mới thì lại không ổn định.

Chắc chúng ta cũng chẳng còn lạ gì với hiện tượng Facebook khóa tài khoản quảng cáo không cần lý do, vô hiệu hóa tài khoản và fanpage vô tội vạ bất kể là chúng ta có vi phạm chính sách hay là không.

Dù biết rằng là nó đang giúp thanh lọc thị trường Việt Nam khi mà suốt một khoảng thời gian dài đã bị các Black Marketer tha hồ bùng tiền, tool tip để qua mặt chính sách Facebook các kiểu nhưng cái kiểu “giết nhầm còn hơn bỏ sót” của Facebook thì chứng tỏ rằng các thuật toán thanh lọc của Facebook vẫn chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn chập chờn và doanh nghiệp chúng ta không biết đường nào lần.

Nên nếu để phụ thuộc quá nhiều vào Facebook thì đùng một cái sau một đêm thức giấc, mọi thứ bạn xây dựng trên Facebook trừ trước tới giờ bị xóa sổ bởi cái lí do chung chung là “vi phạm chính sách”.

Nhưng Google thì lại khác. Thuật toán Google đã được xây dựng qua hàng chục năm và đã đạt được độ ổn định tuyệt vời. Đừng tưởng là Google dễ chịu nhé, nó cực kì khó tính là đằng khác nhưng vấn đề là nó phân biệt được đúng – sai. Bạn sai ở đâu nó chỉ lỗi ở đó và khoanh vùng lỗi để bạn sửa chứ không phải như Facebook là dồn vào 1 lỗi duy nhất “vi phạm chính sách”.

Ngoài ra, Google đang phát triển một hệ sinh thái rộng khắp với bộ công cụ khổng lồ dành cho các doanh nghiệp tha hồ khai thác từ: quảng cáo, youtube, mobile app, website, map, dung lượng lưu trữ, cloud server, email, lịch, workplace, affiliate,….

Do vậy, Marketing Google đang được rất nhiều doanh nghiệp chi phần lớn ngân sách Marketing của mình vào đó và dùng nó như một kênh chính thức rồi mới kết hợp thêm nhiều kênh Digital Marketing khác nữa.

Marketing Google lợi hại như thế nào ?

Gã khổng lồ Google này có những ưu điểm tuyệt vời mà các doanh nghiệp có thể sử dụng cho các hoạt động Marketing.

Độ ổn định cao

Với lực lượng IT hùng hậu, toàn là tinh hoa của ngành lại có thời gian phát triển thuật toán qua hàng chục năm thì không qua khó hiểu khi bộ máy Google đã đạt sự ổn định cực cao.

Để thấy được sự ổn định của Google ta cứ thử so nó với một ông khổng lồ khác đó là Facebook. Cũng như Facebook quét các nick Facebook và các Fanpage, Google cũng có những đợt quét các website mà mỗi lẫn quét sẽ khiến các website thay đổi thứ hạng hiển thị trên công cụ tìm kiếm của Google. Nhưng khác nhau ở chỗ đó là công cụ của Google thanh lọc được phần lớn những website có nội dung xấu, nội dung copy vi phạm bản quyền và nhồi backlink không tự nhiên. Còn với Facebook cứ mỗi đợt quét qua là nó khóa vô tội vạ kể cả những Fanpage có nội dung tốt và những profile uy tín.

Facebook nó theo chiến lược giết nhầm còn hơn bỏ sót, nên cứ khả nghi là nó khóa. Sau đó người dùng bắt đầu kháng, chờ một thời gian nó quét lại và nếu nó nhầm thì nó sẽ mở lại…mà các bạn để ý nó mở lại rất nhiều…có nghĩa là thuật toán của nó nhầm rất nhiều.

Rồi khi quét tài khoản cũng như các chiến dịch, các mẫu quảng cáo, Facebook nếu nó tìm được lỗi nó chỉ thông báo chung chung là vi phạm chính sách, rất ít khi nó thông báo là vi phạm chính sách nào để còn biết mà sửa. Còn với Google, nó khoanh vùng được là bạn đang vi phạm vào chính sách nào, cần chỉnh lại ở nội dung nào…việc này giúp tiết kiệm không ít thời gian điều chỉnh lại mẫu quảng cáo.

Mặc dù biết là 2 nền tảng Facebook và Google có cách vận hành khác nhau để phục vụ những mục đích khác nhau (Facebook là Mạng Xã Hội còn Google là công cụ tìm kiếm) nên không thể so sánh với nhau về trình độ kĩ thuật được nhưng rõ ràng là cách vận hành của Google nó ổn định hơn nhiều và bởi vì nó ổn định nên ta mới có thể an tâm đâu tư hoạt động Marketing vào đó được. Vì nếu bản thân nền tảng đó bất ổn, mình đầu tư cho nhiều vào cho đến một ngày nó cấm thì công sức xậy dựng trước giờ chẳng phải là đổ sông đổ biển hay sao.

Nhắm mục tiêu trực tiếp, chính xác nên hiệu quả nhanh

Google xuất thân là một công cụ tìm kiếm. Nghĩa là ai có nhu cầu gì thì lên Google search và Google sẽ giúp bạn hiển thị những nội dung phù hợp để đáp ứng nhu cầu của bạn. Điều này có nghĩa, Google giải quyết trực tiếp nhu cầu của khách hàng…bằng sản phẩm dịch vụ của bạn hay nói cách khác là Google mang sản phẩm dịch vụ của bạn đến chính xác những người đang cần nó.

Chẳng hạn khách hàng đang cần mua một chiếc iphone 8 thì họ sẽ search ngay trên Google từ khóa “iphone 8”. Và nếu họ search từ khóa này đề đến website doanh nghiệp của bạn cũng đang có sản phẩm iphone 8 thì chẳng phải là khả năng khá cao là họ sẽ mua hàng doanh nghiệp bạn sao.

Còn Facebook hay những nền tảng Mạng Xã Hội khác thì sao ?

Tất nhiên là nó cũng sẽ tìm mọi cách để mang sản phẩm dịch vụ của bạn đến chính xác những người đang cần nó nhưng nó lại làm theo cách khác với Google. Nó sẽ dựa vào hoạt động của khách hàng trên nền tảng của nó rồi cố gắng dự đoán rằng khách hàng đó đang có nhu cầu thế nào, yêu thích cái gì rồi phân khách hàng đó vào từng tệp khác nhau chẳng hạn tệp: Làm đẹp, Thời trang, Điện thoại, Ăn uống…

Nhưng rõ ràng cách này không thể chích xác bằng Google được bởi vì ở Google khách cần gì thì khách tự nói cho Google biết còn bên Facebook thì mọi thứ chỉ là dự đoán mà thôi.

Do vậy Marketing Google cho phép bạn tiếp cận trực tiếp, chính xác khách hàng mục tiêu, biết họ đang có nhu cầu gì và đáp ứng ngay cho họ, từ đó khả năng chốt đơn nhanh hơn, hiệu quả về doanh số diễn ra nhanh hơn khi bạn sử dụng các kênh Marketing khác như Mạng Xã Hội.

Tất nhiên, cách tiếp cận của Mạng Xã Hội giúp ta đạt được những mục đích khác mà Google không làm được nhưng Google cũng đâu có chịu thua, Google cũng có những giải pháp tương tự như vậy bên cạch giải pháp công cụ tìm kiếm truyền thống.

Có kết quả mới trả tiền

Ở đây là ta đang đề cập đến công cụ quảng cáo Google: Paid Search và quảng cáo hiển thị (GDN). Google tính tiền quảng cáo dựa trên mô hình CPC (Cost per click) tức là khách click vào mẫu quảng cáo để vào website thì Google mới tính tiền.

Còn với Facebook nó lại tính tiền theo mô hình CPM (cost per impression) tức là chỉ cần hiển thị quảng cáo là Facebook đã tính tiền.

Hai mô hình này khác nhau ở chỗ đó là khi một mẫu quảng cáo đã hiển thị với với khách hàng, khách hàng đã thấy mẫu quảng cáo đó thì lúc này Google chưa tính tiền nhưng Facebook thì đã tính tiền. Google chỉ tính tiền khi khách thấy mẫu quảng cáo đó và click vào quảng cáo.

Nói đến đây chắc nhiều bạn nghĩ vậy thôi bỏ hẳn Quảng cáo Facebook cho rồi chứ nó tính tiền vậy chát quá …như vậy là sai. Mô hình CPM của Facebook mặc dù nó tính tiền theo hiển thị nhưng nó lại hiển thị cho rất rất nhiều người chứ không phải chỉ hiển thị cho một số ít người có nhu cầu như Google Paid Search. Mô hình CPM này rất lợi thế khi doanh nghiệp muốn làm brand.

Còn với CPC của Google, bạn sẽ đạt được mục tiêu doanh thu nhanh hơn như đã nói ở phần trên và cũng yên tâm rằng chỉ khi nào quảng cáo mang lại một hiệu quả nào đó thì mới phải chi tiền cho Google, điều này giúp tiết kiệm khá nhiều ngân sách.

Remarketing dễ dàng

Dù là nền tảng nào Facebook hay Google thì nó cũng điều cung cấp cho ta những công cụ để tiến hành Remarketing (ở Facebook là pixel còn Google là Tag). Nhưng phải nói rằng Remarketing bên Google dễ thực hiện hơn nhiều.

Việc này cũng phải nói là do cơ chế quảng cáo khác biệt giữa Google và Facebook. Bởi vì Facebook tập trung cho hiển thị với một số lượng nhiều người nhất có thể nên để remarketing được thì đồng nghĩa bạn phải thu được một tệp có số lượng người tương tác đủ lớn ít nhất cũng vài chục nghìn thì mới remarketing được. Mà để thu được mộ tệp lớn như vậy thì ngân sách ban đầu bạn bỏ ra là không hề nhỏ.

Ngược lại, với Google bạn chỉ cần thu được một tệp cỡ từ 1000 trở lên là đã có thể tiến hành Remarketing được rồi.

Đo lường cực kì chi tiết

Digital Marketing lợi hại hơn Marketing truyền thống ở chỗ đó là nó đo lường được chính xác hiệu quả của các chiến dịch marketing. Các chỉ số như: traffic web, nguồn traffic, lượt hiển thị, lượt tương tác, lượt mua hàng, lượt điền form,…đều có thể đo lường được trong Digital Marketing.

Google Marketing vốn là một công cụ Digital Marketing nên nó hiển nhiên có được điều đó, hơn thế nữa nó còn khai thác cực kì hiệu quả khi trả về những kết quả real time giúp ta có thể liên tục cập nhật tình hình các chiến dịch Marketing Google và có phương án cho thời gian sắp tới.

Các bạn Marketer hẳn chẳng còn lạ gì với 2 công cụ đo lường trứ danh của Google đó là Google Analytics và Google Search Console. Rồi ngay cả với Google Adwords nó cũng đo lường tốt hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.

Với bộ công cụ đo lường của Google cung cấp, bên cạnh các chỉ số như traffic web, lượt hiển thị, lượt click, …bạn có thể đo được tới cả doanh thu của các chiến dịch Marketing. Đặc biệt với quảng cáo Google hiện nay có một chỉ số gọi là ROAS được tính bằng Doanh thu/chi phí – nghĩa là một đồng quảng cáo của bạn mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Không những thế, Google còn đo lường được khách đã làm những gì trên trang web bạn, vào web bạn từ những nguồn nào, nội dung nào sản phẩm nào được khách thích nhất, ….rất rất nhiều thông số chi tiết. Mà số liệu càng chi tiết ta mới có thể lên kế hoạch Marketing hiệu quả được.

Đội ngũ hỗ trợ tuyệt vời

Những năm gần đây, Google có một đội ngũ hỗ trợ hoạt động phải nói là tuyệt vời. Hàng tháng, hàng quý, họ đều liên lạc với các chủ tài khoản quảng cáo để tìm hiểu và đề xuất các phương án để cải thiện các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp, sao cho mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Mỗi lần liên hệ, họ đều rất nhiệt tình dành thời gian cả tiếng đồng hồ đễ hỗ trợ, tạo group riêng để support khi cần thiết. Dĩ nhiên không phải chủ tài khoản nào cũng được hỗ trợ mà bạn cần phải tiêu với một ngân sách nhất định hàng tháng nhưng khoảng ngân sách đó không cần phải quá nhiều và nếu so với những nền tảng khác thì sự nhiệt tình và hiệu quả của đội ngũ support Google phải nói là rất cần thiết khi mà rất nhiều người trong chúng ta đang lãng phí rất nhiều tiền cho quảng cáo chỉ vì không hiểu được cách vận hành của nền tảng quảng cáo đó.

 

Những công cụ Marketing Google cơ bản

Bộ công cụ mà Google cung cấp cho hoạt động Marketing có thể nói là đồ sộ và dưới đây Ecosu.net xin điểm qua một số công cụ cơ bản của Google hiện tại mà các doanh nghiệp có thể sử dụng ngay để phục vụ cho hoạt động Marketing Online của mình.

Quảng cáo Google – Google Adwords

Quảng cáo dĩ nhiên là công cụ không thể không nhắc đến bởi nó là “nồi cơm” của Google, mà đã là nồi cơm thì dĩ nhiên được Google chăm chút nhiều nhất rồi. Ở bất kì nền tảng nào cũng vậy, quảng cáo chính là cách nhanh nhất để mang sản phẩm dịch vụ của mình đi tiếp cận khách hàng.

Quảng cáo Google hoạt động theo mô hình CPC (cost per click) nghĩa là trả tiền dựa trên số lượt click. Khi một quảng cáo hiển thị cho khách hàng thì Google chưa tính phí. Chỉ khi khách hàng thấy mẫu quảng cáo đó và click vào thì lúc này Google mới tính phí cho bạn. Điều này nghĩa là khi nào quảng cáo hiệu quả Google mới tính tiền.

Về cơ bản, quảng cáo Google có 2 dạng chính: Paid Search (quảng cáo từ khóa) và GDN (quảng cáo hiển thị).

– Paid Search: là dạng quảng cáo từ khóa trả tiền. Sau khi set xong chiến dịch paid search, khi khách hàng search một từ khóa nào đó trên Google, mẫu quảng cáo của bạn sẽ hiển thị trên các vị trí trên trang tìm kiếm Google. Và khi có ai đó click vào mẫu quảng cáo của bạn, thì bạn bị tính phí quảng cáo.

– GDN (Google Display Network): là dạng quảng cáo hiển thị trên mạng hiển thị của Google. Mạng hiển thị này có thể là trên trang Google, Youtube, Gmail… hoặc trên các website, mobile app đăng ký làm đối tác quảng cáo của Google.

Với một chiến dịch GDN, các banner, hình ảnh, sản phẩm, video của bạn sẽ được hiển thị trên mạng lưới hiển thị của Google. Dựa vào các nội dung, thông số bạn set, Google sẽ cho hiển thị quảng cáo của bạn tới những đối tượng phù hợp. Và khi có ai đó click vào banner, sản phẩm của bạn, Google sẽ tính phí quảng cáo.

SEO – Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)

Là hình thức tối ưu nội dung website để được hiển thị trên thanh công cụ tìm kiếm của Google. Khác với Quảng cáo là hình thức phải trả tiền website của bạn mới được hiển thị ở những vị trí đầu trang kết quả tìm kiếm thì SEO giúp bạn làm điều đó hoàn toàn tự nhiên mà không cần phải trả tiển.

Google (hay bất cứ nền tảng nào khác) đều lấy người dùng làm trung tâm, mọi thứ phải làm sao tốt nhất cho người dùng. Do vậy, chỉ những website nào có nội dung tốt, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng thì mới được thuật toán tìm kiếm của Google xếp ở những vị trí đầu tiên.

Tuy nhiên, SEO cạnh tranh khá khốc liệt, nội dung của bạn cần có thời gian để chứng tỏ là nó tốt nhất với người dùng nên để website đạt được những vị trí đầu tiên ở những từ khóa nào đó thì cần rất nhiều thời gian ít nhất phải 3 tháng trở lên. Do vậy, SEO là công cụ Marketing Google có hiệu quả trong dài hạn, còn muốn trong ngắn hạn thì phải dùng quảng cáo Google.

Google Map

Nếu doanh nghiệp của bạn có cửa hàng Offline thì Google Map là một công cụ không thể thiếu được.

Có một điều rằng không phải khách hàng nào cũng thích mua trên online và cũng không phải sản phẩm nào cũng bán được trên online, mà rất nhiều trường hợp khách họ muốn trực tiếp đến cửa hàng để xem tận mắt sản phẩm và nếu được thì mua ngay và luôn khỏi phải chờ giao hàng. Chẳng hạn như các nhà hàng, quán ăn thì hầu hết là khách muốn đến tận nơi rồi.

Do vậy, việc hướng dẫn khách đến đúng cửa hàng mình là rất quan trọng và đưa thông tin địa điểm của cửa hàng mình lên Google Map là bước bắt buộc phải làm.

Ngoài ra, khi khách hàng tìm một địa điểm nào đó trên Google Map, việc cửa hàng của bạn được hiển thị cũng giúp ích cho thương hiệu của bạn. Hoặc khi khách search một nhu cầu có liên quan đến địa điểm như “quán cơm tấm” mà cửa hàng cơm tấm của bạn lại ở xung quanh đó thì chẳng phải khả năng cao là khách hàng sẽ chọn bạn sao.

Youtube

Đây là một nền tảng video lâu đời và khét tiếng đã được Google mua lại. Khi video ngắn hiện nay là trend và đang được các mạng xã hội như Tiktok, Facebook tận dụng triệt để thì mảnh đất video dài truyền thống lại gần như là của Youtube.

Với video ngắn, bởi vì nó ngắn nên không đủ thời lượng để truyền tải một thông điệp sâu sắc đủ để khán giả nhớ lâu thì video dài lại có thể làm được điều đó và làm rất tốt. Video ngắn khán giả dễ xem nhưng lại lướt nhanh, còn video dài khách ở lại lâu hơn.

Nếu như Tiktok, Facebook chỉ tối ưu cho hiển thị Mobile với dạng video dọc (Facebook còn cho PC) thì Youtube lại tối ưu cho cả Mobile, Facebook và cả Tivi nữa. Và chất lượng video trên Youtube thì tuyệt vời.

Như vậy với Youtube, bạn có thể tiếp cận không chỉ giới trẻ mà còn với cả giới trung niên, người lớn tuổi – là  những người có thu nhập và địa vị trong xã hội.

Một công cụ đông người sử dụng, đối tượng tiếp cận rộng lại có thể truyền đi những nội dung sâu sắc thì quá là tuyệt vời cho các hoạt động Marketing đúng không nào ?

Công cụ đo lường: Google Analytics và Google Search Console

Muốn làm Marketing tốt thì phải đo lường tốt. Bởi vì các chỉ số thu được phản ảnh được liệu chiến dịch Marketing hiện tại đã hiệu quả chưa, đang thiếu sót chỗ nào từ đó mới có thể đưa ra kế hoạch điều chỉnh. Google cung cấp cho chúng ta 2 công cụ đo lường tuyệt vời đó là Google Analytics và Google Search Console.

– Google Analytics (GA): Là công cụ miễn phí của Google giúp thống kê, phân tích lượng truy cập web từ nhiều nguồn khác nhau (Paid Search, Organic search, facebook, Zalo, báo,…). Đây là công cụ tuyệt vời giúp bạn phân tích tổng thể website của bạn.

Cụ thể nó giúp ta biết được tổng lượt traffic truy cập trong tại một thời điểm hoặc khoảng thời gian nhất định, lượng traffic đổ về website từ những nguồn nào, vào website trong thời gian bao lâu, đã xem bao nhiêu trang, người ta vào những trang nào tương tác với nội dung gì, bao nhiêu lượt mua hàng, tỉ lệ thoát là bao nhiêu,…

– Google Search Console (GSC): cũng là công cụ miễn phí của Google giúp thống kê, phân tích lượng truy cập web đến từ nguồn Organic Search – lượt search tự nhiên. Đây là công cụ đo lường không thể thiếu được cho SEO.

Cụ thể GSC giúp ta biết được những từ khóa nào mang lại lượng truy cập nhiều nhất vào web bạn, vị trí trung bình của từ khóa đó, hiển thị bao nhiêu lần, tỉ lệ click là bao nhiêu. Rồi nó cho ta biết trang web nào được truy cập nhiều nhất từ lượt search tự nhiên, có trang nào bị lỗi không, bạn muốn chặn bot google trang nào, trang nào chưa được lập chỉ mục,

Ngoài ra, Google còn có một công cụ gắn mã Google Tagmanager để hỗ trợ cài đặt 2 công cụ đo lường trên (và nhiều công cụ khác nữa như Google Ads tiếp thị lại, pixel Facebook,…) vào website cũng như cài đặt các mã theo dõi chuyển đổi vào website của bạn hỗ trợ tracking sâu cho việc đo lường.

Google Work Space

Đây là một gói gồm nhiều công cụ hỗ trợ môi trường làm việc của doanh nghiệp bạn trong đó có hoạt động marketing. Bộ công cụ này bao gồm: Email doanh nghiệp, dung lượng đám mây, google tài liệu gồm docs/sheets/slides, họp trực tuyến Google Meet, dịch vụ tạo website,

 

Chiến lược Marketing Google hiệu quả

Bằng kinh nghiệm tham gia nhiều dự án, Ecosu.net gợi ý cho bạn một số cách sử dụng Marketing Google dưới đây.

– Sử dụng quảng cáo từ khóa (Paid Search) để đạt được doanh thu trong ngắn hạn để có dòng tiền cho hoạt động Marketing trong dài hạn. Bởi quảng cáo từ khóa là nhắm thẳng vào những người có nhu cầu sẵn nên chuyển đổi sẽ diễn ra nhanh hơn, bạn sẽ nhanh có dòng doanh thu hơn, hàng hóa luân chuyển nhiều hơn đỡ phải tồn kho, chôn vốn.

– Duy trì hoạt động SEO liên tục để đạt được hiệu quả miễn phí trong lâu dài. Bởi vì SEO không phải là “mì ăn liền” như quảng cáo nên bạn phải chờ cho đủ thời gian xây dựng. Đầu tư SEO sẽ rất bền, kiếm được nguồn traffic miễn phí, thu được tệp khách hàng tiềm năng cho tương lại. Hơn nữa, một số lĩnh vực nhạy cảm Google hạn chế chạy quảng cáo (như dược, thẩm mỹ, …) thì SEO là con đường duy nhất để tiếp cận.

– Nếu dòng tiền đủ tốt, có thể dùng quảng cáo hiển thị (GDN) phủ trên khắp mạng lưới của Google để tạo nhận diện thương hiệu. Với quảng cáo từ khóa bạn chỉ có thể tiếp cận một số người có nhu cầu sẵn mà tệp khách hàng này rất nhỏ, chỉ có hiệu quả chuyển đổi nhanh chứ khó mà scale up được doanh thu. Muốn mở rộng nguồn doanh thu bạn phải mở rộng cách tiếp cận đến những người tiềm năng sẽ mua hàng trong tương lai. Dùng GDN tăng độ nhận diện thương thiệu, dùng remarketing để nhắc đi nhắc lại thương hiệu cho họ nhớ để khi có nhu cầu thì họ sẽ cân nhắc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

– Remarketing liên tục  tệp khách hàng đã vào website bạn không chỉ bằng quảng cáo hiển thị Google mà còn trên các nền tảng khác như Facebook, instagram, Zalo, Tiktok…thậm chí là các phương thức điện tử khác như SMS, Email, Banner điện tử, TV,…

Multi-chanel và thậm chí là Omni-channel đang là xu hướng của tương lai khi mà nó giúp bắt bám khách hàng mọi lúc mọi nơi dù là online hay offline.

Xem thêm:

Zalo